Mụn vẫn thường được hiểu là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, tùy theo dạng mụn cũng như vị trí mọc mà chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người. Vậy từng vị trí mụn trên mặt và cơ thể nói lên điều gì? Mụn mọc ở đâu là cảnh báo sức khỏe có vấn đề? Cùng giải đáp mọi thắc mắc trong bài sau.
Mặt là khu vực nổi mụn phổ biến nhất. Từ má, trán, cằm, mũi đến lông mày, quanh mép,… tất cả đều có thể điểm tô những đốm mụn sưng đỏ đáng ghét. Và theo người xưa, mỗi vị trí mụn trên mặt lại phản ánh những bệnh lý khác nhau của cơ thể.
Bản đồ trị mụn (tên tiếng anh là Face Mapping) ra đời với mong muốn chuẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe dựa trên các vị trí mọc mụn.
Face mapping – bản đồ vị trí nổi mụn trên khuôn mặt
Theo bản đồ này, từng phân vùng má, trán, tai, cằm, mũi,… trên khuôn mặt sẽ có mối quan hệ mật thiết với một cơ quan bên trong cơ thể.
Và khi những đốm mụn nổi lên vị trí nào sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề sức khỏe.
Cụ thể, theo những cảnh báo trên bản đồ thì mụn ở má là xuất phát từ nguyên nhân dạ dày hoặc phổi đang gặp “rắc rối”.
Mụn xuất hiện trên trán do gan hoặc vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Trong khi đó, những đốm mụn trong tai lại là biểu hiện có vấn đề của thận.
Vậy nên, nếu thực sự hiểu về các vị trí mụn trên mặt hoặc cơ thể, bạn sẽ có nhiều cách để chữa trị triệt để và dứt điểm mụn.
Ngoài các cách thức tác động ngoài da thì việc làm mát gan, thận hay chú ý đến tiêu hóa, dạ dày cũng có những ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ giảm mụn nhanh chóng.
Dưới đây là những vị trí mọc mụn thường gặp nhất trên cơ thể. Chuyên gia da liễu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam – Bác sĩ Lê Thị Thủy sẽ tư vấn chi tiết về nguyên nhân gây mụn và đưa ra lời khuyên tương ứng với từng vị trí.
Mụn mọc ớ má rất thường gặp vì khu vực này tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt.
Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây ra mụn trên má.
Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là gan có vấn đề, viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể.
Vị trí mụn mọc ở má trái cảnh báo chức năng gan đang gặp vấn đề
Lời khuyên giúp giảm mụn ở má trái:
Tất nhiên, vi khuẩn và bụi bẩn vẫn là những nguyên nhân bên ngoài khiến mụn mọc nhiều trên má phải. Nhưng nếu xét theo Face Mapping thì những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo phổi không khỏe.
Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ lượng vượt mức cho phép.
Cách hạn chế mụn mọc ở má phải:
Bị mụn ở trán được cho là hệ quả khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt cùng với những căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần là nguyên nhân chính khiến vùng trán mọc nhiều mụn.
Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn kèm theo những hiện tượng khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Vị trí mụn ở trán khá thường gặp và thường nổi theo từng đám mụn liti sưng đỏ
Cách điều trị:
Lông mày là vị trí ít mọc mụn nhưng một khi đã bị thì đa số là mụn bọc sưng đỏ. Vị trí này khá nhạy cảm nên có thể sẽ hơi đau nhức hơn so với các vùng má, trán.
Theo chuẩn đoán từ face mapping, khu vực lông mày nổi mụn do tuần hoàn máu kém và túi mật có vấn đề. Bạn có thể cảm thấy đau tức ngực trái khi gặp phải mụn nhọt trên lông mày.
Lời khuyên từ bác sĩ:
Khu vực thái dương gần với vệt chân tóc là vị trí rất dễ nổi mụn. Tương tự như lông mày thì mụn mọc tại thái dương cũng báo hiệu vấn đề nằm ở hệ tuần hoàn.
Mặt khác, việc ăn uống không lành mạnh với quá nhiều đồ ăn đóng hộp và chất béo từ sữa khiến túi mật hoạt động quá sức và “mệt mỏi”.
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến vùng da thái dương mọc mụn và kém mịn màng.
Vị trí mụn nổi ở trán cho thấy hoạt động của hệ tuần hoàn chưa tốt hoặc chế độ ăn kém lành mạnh
Một số lưu ý để hạn chế mụn mọc ở thái dương:
Đây là vị trí thường xuyên xuất hiện những ổ mụn trứng cá, mụn bọc sưng tấy lớn, có mủ và đau nhức. Mụn mọc tại gò má trái cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc.
Mật không tiết đủ dịch để thúc đẩy tiêu hóa thức ăn hoặc gặp hiện tượng sỏi mật.
Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa thì rất dễ nổi mụn ở gò má trái
Chỉ định từ bác sĩ:
Nguyên nhân khiến mụn mọc ở má phải là do đường ruột bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bài tiết và thải độc của thành ruột.
Khi đó, bạn có thể thường xuyên gặp phải hiện tượng trướng bụng, sôi bụng.
Giải pháp khắc phục:
Mũi là khu vực dễ gặp phải những đốm đen li ti, mụn cám và cả những ổ mụn nhọt sưng đỏ. Đây là vị trí liên kết mật thiết với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn.
Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang không ổn.
Vì thế bạn cần phải hết sức để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe.
Vị trí mụn ở mũi cảnh báo tim, phổi đang không khỏe mạnh
Mụn trứng cá, mụn bọc có thể tập trung nhiều ở cằm. Khu vực này nổi mụn báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố hoặc thận đang không khỏe.
Bên cạnh đó, thói quen chống tay vào cằm cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn tích tụ và phát sinh mụn.
Cách hạn chế và giảm mụn ở cằm:
Khu vực quanh miệng theo như face mapping có liên quan chặt chẽ với hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là những cơ quan chính tác động đến việc nổi mụn ở quanh miệng.
Một chế độ ăn kém lành mạnh với nhiều thực phẩm cay, nóng và chế biến dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ruột và gan.
Tiêu hóa kém sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn quanh vùng miệng.
Mụn đinh râu ở miệng khá nguy hiểm và thường phát sinh khi chức năng ruột và gan gặp trục trặc
Lời khuyên:
Vùng hàm dưới gần cổ cũng thường xuyên nổi những nốt mụn sưng viêm. Có trường hợp mụn còn nổi thành từng đám dày đặc nhìn khá mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân phát sinh mụn ở vùng cằm hàm là do hệ thống bạch huyết hoạt động không tốt làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thải độc.
Bên cạnh đó, sức đề kháng giảm và hệ miễn dịch suy yếu cũng là yếu tố khiến cho mụn mọc nhiều dưới hàm.
Giải pháp khắc phục:
Xét theo face mapping thì tai là phân vùng đại diện cho thận. Vì thế, nếu bất chợt nổi u nhọt sưng tấy trong tai có nghĩa là chức năng bài tiết, thải độc của thận đang gặp vấn đề.
Uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Hoạt động của thận bị ảnh hưởng dẫn đến cơ thể không thải độc và bài tiết tốt, chính điều đó khiến mụn phát sinh ở lỗ tai, vành tai.
Ngoài những yếu tố từ bên trong cơ thể thì việc bỏ quên không vệ sinh tai mỗi ngày hoặc nhiễm trùng do xỏ khuyên đều có thể là nguyên nhân khiến tai nổi nhọt.
Thận yếu là một trong những nguyên nhân gây mụn ở tai
Cách ngăn ngừa:
Nổi mụn ở chân tay không chỉ có ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tay và chân là những vị trí dễ tiếp xúc nhiều với vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dẫn đến việc hình thành các ổ mụn sưng đỏ.
Bên cạnh đó, việc dị ứng đồ ăn, mỹ phẩm, sữa tắm hoặc chức năng thải độc của gan bị ngưng trệ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho chân tay kém mịn màng.
Ngoài ra, mụn nổi ở chân tay còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý da liễu nghiêm trọng như zona, thủy đậu,…
Vì thế, nếu thấy có hiện tượng bất thường như mụn bọng nước, sưng đau hoặc tình trạng lây lan nhanh sang các vùng da khác trên cơ thể thì cần đến bác sĩ để điều trị sớm.
Lời khuyên từ bác sĩ:
Mụn lưng chắc chắn là nỗi khổ khó nói thành lời của nhiều bị em bởi nó chính là nguyên nhân khiến phái đẹp phải chia tay với những trang phục sexy gợi cảm.
Đây là vị trí mọc mụn thường gặp ở cả nam và nữ. Nó thường mọc thành từng đám lớn và rải khắp vùng lưng.
Nguyên nhân gây mụn lưng là do rối loạn hormone nội tiết, gan nóng, dị ứng mỹ phẩm hoặc tuyến nang lông bít tắc do không vệ sinh kĩ càng.
Ngoài ra, những bộ đồ bó sát, chất vải không thấm mồ hôi cũng có thể là nguyên do khiến lưng mẩn ngứa và nổi mụn.
Vị trí mụn mọc dày đặc ở lưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ
Cách khắc phục:
Ngực là vị trí không thường xuyên nổi mụn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể gặp phải những đốm trứng cá sưng đỏ hay mụn bọc viêm mủ.
Với phái đẹp thì mụn mọc phía trên ngực sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và khiến họ khó có thể diện những bộ cánh khoét ngực gợi cảm.
Nguyên nhân khiến những ổ mụn bỗng chợt nổi lên ở ngực là do sự biến động nội tiết tố trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kì kinh nguyệt,…
Hơn nữa, chế độ ăn uống nhiều đường và thiếu nước hàng ngày cũng khiến làn da ở ngực tiết nhiều dầu và phát sinh mụn.
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng mỹ phẩm hoặc áo ngực chất liệu quá bí bách, không thấm hút,… có thể là lý do khiến vùng ngực nổi mụn.
Vị trí mụn mọc trước ngực là nỗi tự ti của nhiều chị em phụ nữ
Cách cải thiện:
Theo Đông Y, mụn nhọt nổi ở mông, bẹn, vùng kín thường xuất phát từ bộ máy bài tiết của cơ thể gặp vấn đề dẫn đến nhiều độc tố còn tồn đọng.
Bên cạnh đó, vùng kín không được vệ sinh kĩ càng hoặc thường xuyên ở trạng thái ẩm ướt, viêm nhiễm sẽ khiến mụn phát sinh nhiều hơn.
Vị trí mụn mọc ở mông, háng hoặc vùng kín thường gây khó chịu, đứng lên ngồi xuống khó khăn hay mặc quần áo không thoải mái.
Một số mụn nhọt lớn sưng tấy và có mủ còn gây đau nhức khiến khổ chủ chỉ biết nhăn mặt mỗi khi ngồi.
Lời khuyên từ chuyên gia da liễu:
Như đã giải đáp ở trên thì nguyên nhân nổi mụn có thể xuất phát từ bên trong cơ thể do một vài cơ quan gặp trục trặc, chức năng bị ngưng trệ hoặc ảnh hưởng.
Các vị trí mụn ở thái dương, mép cạnh miệng, tai, lông mày được cho là nguy hiểm nhất. Nếu không được xử lý kịp thời có thể phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu thấy một số những hiện tượng sau đây thì hay đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
U nhọt lớn bất thường ở tai rất nguy hiểm và cần đi khám bác sĩ sớm
Theo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ, nếu mụn có những biểu hiện như bên trên thì cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
Nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, ung thư cũng có biểu hiện ban đầu là những nốt mụn, nhọt như vậy.
Với các trường hợp mụn chỉ là bệnh lý về da liễu thì có thể chữa trị triệt để nhờ liệu trình chuyên sâu ứng dụng công nghệ cao.