![Greenoly](http://theme.hstatic.net/200000060700/1001239898/14/logo.png?v=676)
Tăng sức đề kháng cho người già là điều cần thiết để duy trì sức khỏe dẻo dai, trí não minh mẫn và phòng tránh bệnh tật. 8 cách sau đây sẽ giúp gia đình chăm sóc sức khỏe người già tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hệ miễn dịch của người cao tuổi dần suy giảm đi theo thời gian và tuổi tác. Người trên 60 tuổi thường mắc 3 bệnh phối hợp như tiểu đường, huyết áp, thoái hóa xương khớp. Người trên 80 tuổi có thể mắc nhiều hơn từ 6 – 9 bệnh. Nếu mắc càng nhiều bệnh thì sức đề kháng càng kém.
Bên cạnh đó, người già có dự trữ sinh học không nhiều nên sức đề kháng kém hơn và dễ mắc bệnh. Đặc biệt, người già rất dễ một số hội chứng như Alzheimer, sa sút trí tuệ. Vì thế, gia đình cần áp dụng các biện pháp tăng sức đề kháng cho người cao tuổi càng sớm càng tốt.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh “Tuổi già” như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… Từ đó có phương án tăng sức đề kháng cho người già tốt nhất. Đồng thời cũng giúp quá trình điều trị, phục hồi tốt hơn, giảm nguy cơ biến chứng. Theo các bác sĩ, người già nên đi khám ít nhất 2 lần/năm.
So với người trung niên hoặc trẻ tuổi hơn thì hệ tiêu hóa của người lớn tuổi hoạt động yếu và khả năng hấp thu cũng hạn chế. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cần lưu tâm nhiều hơn và tập trung nhiều vào những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Đồng thời giúp cung cấp thêm năng lượng cho các hoạt động hàng ngày như vận động, thể dục thể thao… Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ các nhóm chất, các vitamin như sau:
Vitamin C là một trong những loại vitamin tốt cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng hiệu quả. Đồng thời mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:
Người già trên 51 tuổi cần bổ sung lượng vitamin C là 70 mgb/ngày. Nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, ớt, bông cải xanh, cải bắp, cải burussels, su hào, đậu trắng, súp lơ, cải xoăn, ổi, đu đủ, kiwi, cam, vải, dâu tây, dứa, táo…
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người già. Ngoài ra Vitamin A còn nhiều lợi ích với sức khỏe như:
Vitamin A có nhiều trong thực phẩm màu đỏ vàng như gấc, cà chua, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai nghệ, xoài. Hoặc trong một số thực phẩm khác như gan, tim lợn, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa … Lưu ý cần bổ sung đúng đủ theo nhu cầu cơ thể người già là:
Vitamin E không chỉ là chất chống oxy hóa giúp làm đẹp da mà còn có nhiều tác dụng khác như:
Thực phẩm có chứa vitamin E như bông cải xanh, quả bơ, dầu thực vật, bơ thực vật, rau cải xanh, hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau bina, hạt óc chó, đu đủ, kiwi, thịt, cá, quả mơ sấy khô, khoai môn, xoài, cà chua, ngô…Nhu cầu cần bổ sung hàng ngày là 12mgd/ ngày với người già từ 51 tuổi trở lên.
Magie mang lại nhiều lợi ích với tim mạch, xương khớp, não, thận… Cụ thể:
Để bổ sung Magie, người lớn tuổi nên ăn các thực phẩm như củ cải trắng, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, gạo, lúa mì, yến mạch. Các loại hoa quả nhiều Magie như bơ, chuối, mơ khô, mận, xoài, dưa hấu, bưởi … Hàm lượng Magie nên bổ sung ở người lớn là 240 – 379 mg/ngày với nam và 270 – 290 mg/ngày với nữ.
Cũng như Magie, Kẽm là khoáng chất không thể thiếu trong mọi bữa ăn của người lớn tuổi để mang đến công dụng:
Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, củ cải trắng, các loại hạt, các loại đậu, hàu, cá trích, thịt đỏ, tôm, sò, cua, hạt bí ngô, lạc, vừng, rau bina,… Hàm lượng kẽm nên bổ sung: Nam giới trên 14 tuổi là 11 mg/ngày, nữ giới trên 19 tuổi là 8 mg/ngày.
Bổ sung thực phẩm giàu Canxi cũng là điều rất cần thiết để tăng sức đề kháng cho người già. Bởi Canxi có nhiều vai trò như:
Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, phô mai, bánh mì, các loại đậu. Hoặc một số thực phẩm khác chứa nhiều canxi như cá mòi, súp lơ xanh, ngũ cốc, cải xoăn, cải bắp… Hàm lượng nên bổ sung cho người già trên 50 tuổi là 1000 mg/ngày.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp cơ thể:
Thực phẩm chứa vitamin D như nhung hươu, trứng, sữa, sữa đậu nành, nấm, ngũ cốc, cá, dầu gan cá tuyết, đậu phụ, pho mát, hàu,… Hàm lượng cơ thể cần bổ sung như sau:
Hệ tiêu hóa của người già thường yếu hơn. Cơ nhai suy giảm, răng yếu hoặc bị rụng, khả năng tiết dịch vị giảm, nhu động ruột kém hơn. Cơ thể tạo ra ít dịch tiêu hóa để hấp thụ thức ăn. Vì vậy người già nên ăn thức ăn mềm, dạng lỏng kiểu thái nhỏ, hấp, luộc nhừ, hầm kỹ.
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu năng lượng cho người trên 60 tuổi là 1800-1900kal. So với lúc trẻ thì nhu cầu năng lượng này đã giảm do người già ít hoạt động thể lực, giảm chuyển hóa cơ bản. Ngoài ra, quá trình lão hóa cũng làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế các bữa ăn nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa, trong đó có 3 bữa chính, 1 – 2 bữa phụ. Bữa ăn nên có đầy đủ 4 nhóm chất là chất đạm, bột đường, béo, vitamin khoáng chất.
Sữa rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho xương đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên lựa chọn sữa cho người cao tuổi cần một số lưu ý:
Việc duy trì một chế độ tập luyện thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi tăng cường sức khỏe. Từ đó giúp tăng tuần hoàn máu và giúp hệ xương khớp dẻo dai hơn. Giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật, giảm lão hóa. Người cao tuổi nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, thiền, đạp xe chậm, yoga…Lưu ý nên tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, người già cũng cần chú ý duy trì các thói quen tốt như: