Bài viết được viết bởi TS, BS Phan Nguyễn Thanh Bình, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Khi trẻ xuất hiện những vết bầm máu tự nhiên không rõ nguyên nhân thì cháu đã bị thiếu một trong những yếu tố cần thiết cho sự đông máu. Một trong những yếu tố đông máu quan trọng chính là vitamin K.
Vitamin K gồm phylloquinone- vitamin K1 nguồn gốc tự nhiên trong thực phẩm thực vật, menaquinone-vitamin K2 có nguồn gốc từ các thực phẩm tự nhiên động vật , được sản xuất bởi các vi khuẩn ở ruột già và chất tổng hợp menadione -vitamin K3. Vitamin K được thẩm thấu vào máu và đưa tới gan để tổng hợp prothrombin tham gia vào quá trình đông máu, và một số chất khác.
Vitamin K có chức năng tham gia quá trình đông máu và tăng khả năng gắn canxi vào xương đối với hệ xương, cơ và thận.
Biểu hiện chính của thiếu vitamin K là thời gian đông máu kéo dài và chứng chảy máu. Thiếu vitamin K ở trẻ 0-6 tháng gây nguy hiểm tính mạng do nguy cơ bị xuất huyết não màng não.
Biểu hiện chính của thiếu vitamin K là máu khó đông
Đối tượng nguy cơ: người không có khả năng hấp thu chất béo và sử dụng kháng sinh đường uống có nguy cơ thiếu vitamin K.
Ngộ độc vitamin K chỉ xảy ra do dùng thuốc, truyền nhiều menadione tổng hợp để dự phòng thiếu vitamin K có thể gây độc cho gan.
Không xảy ra ngộ độc vitamin K do chế độ ăn thừa vitamin K, ngay cả vượt gấp 50 lần nhu cầu mỗi ngày vẫn không bị ngộ độc.
Nhu cầu về vitamin K thấp và tăng dần theo tuổi.
Nồng độ vitamin K trong sữa mẹ thấp. Vì vậy ở trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ đơn thuần cần được bổ sung vitamin K dự phòng ngay sau sinh với liều 1 mg/kg cân nặng.
Nhu cầu về vitamin K thấp và tăng dần theo tuổi
Vitamin K có nhiều trong rau xanh, đậu hủ, sữa bò, thịt, trứng và trái cây. Chỉ cần ăn một lượng nhỏ các loại thức ăn trên mỗi ngày là đủ nhu cầu về vitamin K. Vì vậy trẻ sơ sinh có bú dặm thêm sữa bò hoặc đã bắt đầu ăn dặm thì sẽ không có nguy cơ bị thiếu vitamin K trừ khi trẻ có tình trạng tiêu chảy kéo dài, bị bệnh lý tắc mật, dùng kháng sinh kéo dài hoặc có dùng một số thuốc chống đông như Dicumarol, aspirin. Ở những trường hợp này trẻ cần được bổ sung:
Các loại rau giàu vitamin K:
Năng lượng: 1350 kcal
Đạm: 35 g
Vitamin K: 60 μg
Trẻ ăn 3 bữa chính, 3 bữa phụ và bổ sung thêm sữa công thức (nếu trẻ đã hết bú mẹ).
+ Cháo thịt 1 chén (180 kcal)
(Gạo 30 g, thịt nạc 20g, rau bó xôi 20 g, mè trắng 2g, dầu mè 3 g)
+ Đậu hủ bọc bột chiên, ăn với nước xốt (100 kcal)
(Đậu hủ loại mềm 1/5 miếng=80g, bột năng)
+ Cháo trắng 3/4 chén (80 kcal)
+ Trứng gà hấp (145 kcal)
(Thịt gà 50g, hành tây 10g, trứng 1 cái, dầu mè 3 g hay 1 muỗng cà phê trộn đều với 1 muỗng xì dầu, sữa 100 ml)
+ Cháo tôm 1 chén (180 kcal)
(Gạo 30 g, thịt lột vỏ 20g, bí đỏ 20 g, dầu mè 3 g)
+ Yaourt 1 hủ 100 ml
(Bột năng 10 g, nước xương gà hầm 150 ml, nạc cua luộc 20g, măng tây xé nhỏ 10g, dầu 1 muỗng cà phê 3g)
Thực đơn: năng lượng 1350 kcal, 130 μg vitamin K
Bổ sung những món ăn giàu vitamin K vào thực đơn của trẻ mỗi ngày