Tài khoản

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay.

Hoặc đăng nhập bằng

Mẹ Bầu Có Được Dùng Son Môi?

Trong thời hiện đại, son môi đã trở thành vật bất ly thân của phụ nữ. Bởi chỉ cần tô điểm nhẹ nhàng, đôi môi sẽ giúp nụ cười và khuôn mặt trở nên tươi tắn tức thì. Vậy bầu có được đánh son không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Bầu có được đánh son không?

Thông thường, hầu hết trong các loại son trên thị trường đều có chứa các thành phần cơ bản như: chất béo, sáp, sắc tố và nước hoa. Hàm lượng mỡ trong son có thể hấp thụ các kim loại nặng từ không khí gây ra nhiều tác động tiêu cực đến mẹ bầu. Đặc biệt, để giữ màu lâu, các loại son môi phần lớn đều chứa rất nhiều chì. Trong khi đó, thói quen liếm môi, uống nước, ăn thức ăn,… đều có thể khiến chị em “ăn son” trong vô thức. Thành phần chì theo thức ăn hoặc nước uống vào cơ thể đều có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể mẹ và trẻ.

Trong các loại son thông thường có chứa những thành phần không phù hợp với mẹ bầu

Trong các loại son thông thường có chứa những thành phần không phù hợp với mẹ bầu

Tuy vậy, nhưng không có nghĩa là mẹ bầu phải từ bỏ toàn hoàn các loại son môi. Mẹ vẫn có thể sử dụng son môi nếu các loại son đó có chứa thành phần hữu cơ, an toàn với phụ nữ mang thai.

Những nguy cơ gây hại từ son môi

Tuy mẹ bầu vẫn có thể sử dụng son môi, nhưng nếu chọn nhầm các loại son chứa thành phần không phù hợp, đặc biệt có chứa nhiều chì sẽ có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Bởi hấp thụ quá nhiều chì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới thai nhi. Một số tác hại có thể gây ra phải kể đến như:

Gây ra nhiều phản ứng tiêu cực

Không chỉ riêng phụ nữ mang thai, người bình thường nếu hấp thu quá nhiều chì cũng có thể gây ra phản ứng phân tử và protein làm sinh ra những tác động nguy hiểm.Với mẹ bầu, chì có thể tích lũy trong xương hoặc đi qua máu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức phát triển của bào thai.

Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ

Chì có tác động rất lớn đến hệ thần kinh. Khi mẹ bầu hấp thụ quá nhiều chì, sự phát triển não bộ của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lý và hành vi ứng xử sau này. Không chỉ vậy, chì còn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây thiểu năng hoặc khiến não bé phát triển không bình thường. Ngoài ra, mẹ bầu lạm dụng các loại son chứa chì có thể gây sảy thai hoặc gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn trong quá trình sinh con.

Gây tác động tiêu cực với sự phát triển thể chất của thai nhi

Không chỉ có chì, các loại son môi phần lớn đều có thêm một số thành phần bảo quản. Mục đích của chúng là giúp sản phẩm có hạn sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên, các loại son có những thành phần bảo quản lại có tác hại gấp bội lần. Đặc biệt, với các loại son có chứa oxyclorua bismuth, parabens hay formaldehyde,… Đây đều là những chất có thể mang lại nguy cơ tiềm ẩn, gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

Khiến môi khô, nứt nẻ

Trong các loại son thông thường, sẽ có thêm thành phần dầu khoáng. Tuy thành phần này sẽ an toàn khi sử dụng trong hàm lượng vừa phải. Tuy nhiên, dầu khoáng chính là tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông, nó còn có thể khiến môi khô và nứt nẻ hơn bình thường.

Tăng nguy cơ gây ra bệnh Alzheimer và những vấn đề về hệ thần kinh

Một số loại son môi trên thị trường có chứa nhôm và mangan, nhôm sẽ giúp son môi bền màu. Bên cạnh đó, mangan giữ chức năng là chất làm đổi từ màu đỏ sang hồng. Hai thành phần này đem lại giá trị làm đẹp rất lớn, tuy nhiên, chúng cũng có nguy cơ gây ra bệnh Alzheimer và những vấn đề về hệ thần kinh.

Gây sinh non

Phthalates là chất thường thấy trong nước hoa, son môi và sơn móng tay. Chất này cũng có chức năng giữ mùi hương và giữ màu lâu hơn. Tuy nhiên, nhóm chất này có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết, gây dị tật thai nhi. Trong một số nghiên cứu, phthalates cũng được đánh giá có thể gây sinh non và tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Polyethylene glycols hay PEGS cũng là hợp chất thường thấy trong son môi. Đây là một loại chất tổng hợp từ dầu mỏ, có tác dụng làm mềm và keo hóa son môi. Chúng có khả năng tích tụ trong cơ thể con người, đặc biệt, PEGS còn gây ung thư và gây hại đến hệ thần kinh.

Son môi có thể đem lại nhiều tác động tiêu cực nếu không biết cách sử dụng

Son môi có thể đem lại nhiều tác động tiêu cực nếu không biết cách sử dụng

Bà bầu nên chọn son môi thế nào để không ảnh hưởng thai nhi?

Qua những thông tin về tác hại ở trên, chắc hẳn nhiều chị em rất hoang mang. Liệu bà bầu có được đánh son không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy những sản phẩm son thông thường có chứa các thành phần không phù hợp với phụ nữ mang thai, nhưng hiện có rất nhiều sản phẩm son môi không chứa những thành phần này. Để chọn những dòng son môi an toàn, mẹ bầu hãy chọn sản phẩm theo cách sau:

Kiểm tra kỹ thành phần trong son môi

Chung quy, thành phần luôn là yếu tố quyết định việc sản phẩm đó có thể gây hại đến mẹ bầu hay không. Do đó, trước khi chọn mua bất cứ dòng son nào, mẹ cần kiểm tra kỹ thành phần sản phẩm trên bao bì. Hiện nay có rất nhiều loại son môi gắn nhãn an toàn, nhưng trên bao bì lại có vô vàn những thành phần có thể gây hại cho bầu. Nếu không tìm hiểu thông tin, mẹ bầu rất dễ tin lời quảng cáo “có cánh” của người bán, mà mua nhầm những dòng son không phù hợp.

Khi thấy son môi có bất kỳ thành phần gây hại cho con như: chì, Phthalates, Nhôm và Mangan, màu nhân tạo, silicone, dầu khoáng… thì tốt nhất mẹ không nên mua. Cần lưu ý, thành phần chì đôi lúc sẽ được “hô biến” thành nhiều cái tên khác nhau. Do đó, chị em hãy tỉnh táo và tỉ mỉ khi kiểm tra bao bì nhé.

Lựa chọn thương hiệu mỹ phẩm uy tín

Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ rất cao. Theo đó, những dòng sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau cũng ồ ạt ra đời. Thế nhưng không phải bất cứ loại son nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và trẻ, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn những sản phẩm của các thương hiệu mỹ phẩm uy tín.

Ưu tiên các dòng son hữu cơ

Dù thuộc các nhóm son khác nhau, nhưng hiện nay, vẫn có một số mẹ chưa biết cách phân biệt sự khác biệt của các dòng son: thiên nhiên, hữu cơ hay handmade. Nhìn chung, mỗi loại son sẽ có những cách sản xuất khác nhau. Nếu như son thiên nhiên làm từ các thành phần có nguồn gốc thực vật, khoáng chất, thì son handmade là sản phẩm được làm thủ công. Cả hai phần lớn đều được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Bởi, tuy cùng có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng điểm khác biệt lớn của các dòng son hữu cơ là chúng đã được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, các thành phần hữu cơ phải có nguồn gốc từ thực vật không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp và tuyệt đối không sử dụng biến đổi gen (GMO). Một loại son đạt chuẩn hữu cơ phải chứa từ 70 – 94% thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, không được chứa các chất hóa học, chất bảo quản hay những thành phần có nguy cơ gây hại. Do đó, chúng có độ an toàn rất cao, đồng thời được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh.

Bà bầu sử dụng son môi có nguy hiểm không? Cách chọn son an toàn

Bà bầu sử dụng son môi cần lưu ý những gì?

Ngoài các cách chọn son môi, mẹ bầu cũng cần lưu lại những điều sau để bảo đảm an toàn cho trẻ:

– Chọn lọc kỹ loại son môi phù hợp. Trên thị trường, có rất nhiều loại son môi khác nhau. Để an toàn, mẹ hãy chọn lọc các loại son môi. Nhớ đọc kỹ bảng thành phần, xuất xứ và nguồn gốc của sản phẩm trước khi mua.

– Chỉ nên tô son khi cần thiết. Với các loại son môi hữu cơ, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, với các loại son môi khác, chị em chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến con.

– Luôn sử dụng son dưỡng trước khi tô son. Với các loại son thông thường, mẹ bầu hãy tập thói quen dùng son dưỡng trước khi tô son, hành động này sẽ giúp đôi môi giảm cảm giác khô, nứt nẻ, đồng thời bảo vệ môi giảm bớt tác động từ son. Nếu không quen dùng son dưỡng, tốt nhất mẹ nên chuyển hẳn sang các dòng son hữu cơ dưỡng có màu để đảm bảo an toàn.

– Tập thói quen tẩy trang cho môi. Tương tự như da mặt, da môi cũng cần được tẩy trang sạch sẽ để tránh các vấn đề bong tróc, khô, nứt nẻ,…

– Cố gắng bỏ những thói quen xấu. Những thói quen xấu như: cắn môi, chạm tay lên môi, liếm hoặc bóc da môi,… đều là những thói quen khiến da môi dễ tổn thương hoặc viêm nhiễm.

– Bổ sung đủ dinh dưỡng. Một đôi môi căng mọng, tươi tắn là kết quả của rất nhiều yếu tố quyết định. Trong đó, việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết, uống đủ nước cũng giúp da môi khỏe mạnh, căng mọng hơn.

Bà bầu có nên dùng son môi không?

– Hạn chế stress, lo lắng. Mẹ bầu hãy tập thói quen để tinh thần thư giãn, thoải mái. Bởi sức khỏe tinh thần của mẹ có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, từ đó, khiến làn da và khuôn mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống hơn.

0
Về đầu trang
green check marked
Đã thêm vào giỏ!
123
Subtotal (6 items)
₫1,729,168
Includes all discounts
Loading