Vitamin B12 có rất nhiều vai trò đối với cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tạo ra hay dự trữ loại vitamin này nên cần lấy từ các thực phẩm động vật hoặc chất bổ sung một cách thường xuyên. Thực tế việc bổ sung quá nhiều hay quá ít lượng vitamin B12 đều không tốt cho sức khỏe, do đó cần cân nhắc sử dụng một lượng phù hợp hoặc bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đo lường nồng độ vitamin B12 trong máu thực sự không phải là cách tốt nhất để xác định liệu một người có bị thiếu hụt vitamin B12 hay không. Lý do là vì một số người bị thiếu hụt vitamin B12 vẫn có thể thấy nồng độ chất này trong máu bình thường. Trong khi đó, nồng độ axit methylmalonic trong máu, một sản phẩm phân hủy protein và homocysteine là những dấu hiệu tốt hơn để phản ánh hoạt động thực tế của vitamin B12. Những kết quả này sẽ tăng lên khi thiếu vitamin B12. Theo một thống kê, có tới 15% dân số nói chung bị thiếu vitamin B12.
Thiếu vitamin B12 gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Các yếu tố có thể gây thiếu vitamin B12 bao gồm:
Ngoài ra, sau phẫu thuật đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa gây kém hấp thu. Các cuộc phẫu thuật ảnh hưởng đến dạ dày, nơi tạo ra yếu tố nội tại, hoặc hồi tràng (phần cuối cùng của ruột non) nơi hấp thụ vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ cơ thể bị thiếu vitamin B12. Một số bệnh như Crohn và bệnh celiac làm tác động tiêu cực đến đường tiêu hóa, tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12.
Kiêng ăn các loại thịt có thể tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12
Các dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12 có thể bao gồm:
Ngoài ra, thiếu máu nguyên bào khổng lồ, tình trạng các tế bào hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường nhưng số lượng lại thấp hơn bình thường, điều này xảy ra do không có đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống hoặc hấp thu kém.
Sau sút trí nhớ là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12
Ngày nay, vitamin B12 đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng ngay cả sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, hầu như không có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận sau khi sử dụng vitamin B12 liều cực cao. Do đó, không có liều lượng tối đa của vitamin B12 được xác định. Vì cơ thể có khả năng bài tiết các chất dư thừa không cần thiết. Về lý thuyết, có thể uống một lượng lớn vitamin mà không cần lo lắng và sợ tác dụng phụ.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp cá nhân, tiêm bắp liều cao vitamin B12 đã dẫn đến các phản ứng miễn dịch nhẹ, chẳng hạn như kích ứng da và nổi mụn. Cảm giác nóng bừng, chóng mặt và buồn nôn cũng đã được báo cáo là do ngộ độc vitamin B12. Tuy nhiên, sau này nguyên nhân chủ yếu được quy kết là do chất bảo quản có trong các chất bổ sung chứ không phải do vitamin B12 gây ra. Đôi khi cũng có thể xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng của việc tiêm vitamin B12, chẳng hạn như sốc phản vệ với nguyên nhân vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
Tóm lại, việc bổ sung vitamin B12 hiệu quả cần đến từ những bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày. Việc thừa hay thiếu vitamin B12 cũng đều khiến cho cơ thể mắc các bệnh lý. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vitamin B12 có thể trở nên khó khăn hơn khi người bệnh lớn tuổi hay sau phẫu tiêu hóa. Các trường hợp này cần tham khảo ý kiến chuyên gia, tránh lạm dụng thực phẩm chức năng dễ dẫn đến ngộ độc vitamin B12.
Ngộ độc vitamin B12 gây kích ứng da