Tài khoản

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay.

Hoặc đăng nhập bằng

5 Cách Bảo Vệ Hệ Tiêu Hoá Của Bé Khoẻ Mạnh

Hệ tiêu hoá là một phần quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ em không chỉ đảm nhận vai trò hấp thu chất dinh dưỡng mà còn có nhiều chức năng quan trọng giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, tạo ra hormone "hạnh phúc" tự nhiên - serotonin đóng vai trò trong quá trình điều tiết giấc ngủ, quá trình tiêu hoá và chức năng thần kinh. Hãy cùng Greenoly khám phá 5 cách bảo vệ hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh giúp bé tăng trưởng tốt hơn nhé! 


Ngoài việc xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ và đa dạng dưỡng chất, mẹ có thể giúp bé tiêu hoá tốt hơn bằng cách cách sau

1. Bổ sung lợi khuẩn 

Những vi sinh vật tốt cho hệ tiêu hoá nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, virus gây bệnh. Để con luôn khoẻ và tiêu hoá tốt, cha mẹ cần đảm bảo duy trì tỷ lêk 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. 

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng cách bổ sung đa dạng thực phẩm lên men cho bé giúp bé tiêu hoá tốt hơn như sữa chua, phô mai, sữa công thức bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên cho cơ thể. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho con các loại men vi sinh và chất xơ giúp cho đường ruột khoẻ mạnh và hỗ trợ tiêu hoá ở trẻ. 

Các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá ở trẻ:

SpringLeaf Kẹo Dẻo Hỗ Trợ Tiêu Hóa Kids Probiotic Aussie Gummy 1 Billion CFU 200g

2. Bổ sung chất xơ 

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, các loại hạt dinh dưỡng và ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.

Chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày. Ví dụ, bé 5 tuổi cần ăn 10-15g chất xơ/ngày.

Viên Uống SUPPLEMENT Bổ Sung Chất Xơ 75 Viên | Hasaki.vn

3. Chia nhỏ khẩu phần ăn  

Trẻ ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa… Chưa kể, bé ăn quá nhiều sẽ khó nhai kỹ khiến dạ dày phải vất vả hơn khi nghiền trộn thức ăn.

Chia nhỏ bữa ăn của trẻ, không nhồi nhét, cho ăn đủ chất, thay đổi khẩu phần  để bữa ăn phong phú, không gò ép nếu trẻ không thích một món ăn

Với bé 2-6 tuổi, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Các bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Hãy dạy bé nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

4. Uống đủ nước 

Việc uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Với bé từ 2-6 tuổi, ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay chút nước ép để bé dễ uống hơn.

Trẻ em mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước là đủ? | TCI Hospital

5. Tăng cường tập luyện 

Thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ ở trẻ, giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá và cải thiện quá trình trao đổi chất của trẻ. Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Những hoạt động rèn luyện thể chất bổ ích cho trẻ em trong mùa Hè

Hãy giúp trẻ thiết lập những thói quen tốt để trẻ được phát triển toàn diện hơn, giúp trẻ ăn ngon hơn và cải thiện hệ tiêu hoá một cách hiệu quả. Greenoly mong rằng bài viết này cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích. Chúc bé yêu của cha mẹ luôn khoẻ mạnh! 

0
Về đầu trang
green check marked
Đã thêm vào giỏ!
123
Subtotal (6 items)
₫1,729,168
Includes all discounts
Loading