Các loại đái tháo đường phổ biến nhất là loại 1 (còn gọi là bệnh tiểu đường tuổi vị thành niên) và loại 2 (còn gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Mặc dù tiểu đường có yếu tố di truyền, môi trường và chế độ dinh dưỡng lại đóng vai trò quyết định cuối cùng đối với sự phát triển của bệnh. Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc sử dụng thực phẩm chức năng mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Ở trẻ nhỏ thì các loại thực phẩm như sữa bò, ngũ cốc, khoai tây và trái cây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1, trong khi đó Vitamin D và E và axit béo n-3 lại có tác dụng bảo vệ khỏi tiểu đường loại 1.
Tiểu đường loại 2 được đặc trưng bởi sự kháng insulin kèm với sự suy giảm bài tiết insulin. Nguyên nhân chính của tiểu đường loại 2 là béo phì và không hoạt động thể chất, tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ví dụ chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ và thịt chế biến, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, uống nhiều rượu hoặc chế độ ăn ít trái cây và rau quả sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Các biện pháp dự phòng bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm giữ cân nặng vừa phải, chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng chất béo, ngũ cốc nguyên hạt và tiêu thụ nhiều rau quả.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát nguồn carbohydrate trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường loại 2 đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát đường huyết. Do những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe nên việc sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt được xem như bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường dựa trên thực phẩm chức năng.
Việc điều chỉnh carbohydrate trong chế độ ăn uống ở bệnh nhân mắc các hội chứng rối loạn chuyển hoá còn giúp tăng độ nhạy insulin và giảm kích thước tế bào mỡ.
So với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt có nhiều hợp chất polysacarit giúp chống béo phì, giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa và nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.
Quan trọng hơn ngũ cốc nguyên hạt làm tăng hiệu quả phản ứng đường huyết, tăng độ nhạy insulin, cải thiện chức năng tế bào tuyến tụy và tăng tiết insulin.
Với hàm lượng cao inulin và β -glucan, ngoài tác dụng hạ đường huyết, ngũ cốc nguyên hạt còn hoạt động như prebiotic trong ruột, giúp ích trong việc điều chỉnh vi khuẩn đường ruột dẫn đến phản ứng trao đổi chất nhiều hơn.
Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt còn rất tốt cho bệnh nhân tim mạch:
Các nghiên cứu theo dõi lâu dài ở bệnh nhân tiểu đường cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm tỷ lệ tử vong nói chung do mọi nguyên nhân và trong đó có cả tử vong do nguyên nhân tim mạch.
Các nghiên cứu dịch tễ học cũng đã chứng minh rằng việc tiêu thụ thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch bao gồm giảm nồng độ triglyceride, LDL-C (cholesterol xấu), điều hoà huyết áp, giảm nồng độ homocysteine huyết thanh, tăng cường chức năng mạch máu, giảm tình trạng oxy hóa và viêm.
Trong một số nghiên cứu đã được công bố, việc tiêu thụ các sản phẩm lúa mạch đen trong bữa ăn sáng giúp thúc đẩy quá trình lên men đại tràng, tốt cho phản ứng chuyển hoá glucose và hỗ trợ chức năng của insulin trong cơ thể, vì thế tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Lúa mạch đen có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Các sản phẩm bột yến mạch cũng đã được nghiên cứu là nguồn carbohydrate lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm yến mạch giúp cải thiện các phản ứng đường huyết, insulin và lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn hoạt động như một hoạt chất làm giảm đường huyết sau ăn.
Tác dụng có lợi của lúa mạch và các sản phẩm từ lúa mạch đối với bệnh nhân tiểu đường chủ yếu là do hàm lượng B-glucan cao. Chiết xuất B-glucan lúa mạch khi dùng ở đối tượng tiền đái tháo đường đã giúp cải thiện dung nạp glucose và cải thiện chỉ số kháng insulin.
Các đặc tính hạ đường huyết, chống oxy hóa và tác dụng chống viêm của các sản phẩm lúa mạch cũng đã được nghiên cứu và chứng minh. Trong các thí nghiệm ở động vật, bổ sung lúa mạch đã cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và giảm hàm lượng lipid của gan.
Lúa mạch giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Người ta tin rằng phần lớn các tác dụng có lợi của hạt lúa mì nguyên chất đến từ cám và mầm. Cám lúa mì là một nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, lignans, axit phenolic và alkyl resorcinol.
Ngoài việc tăng cường sức khoẻ đường tiêu hóa và kiểm soát cân nặng, chúng còn tốt cho phản ứng đường huyết sau ăn. Lúa mì là thực phẩm chức năng rất tốt cho bệnh huyết sắc tố glycosylated, rối loạn lipid máu và giúp làm giảm một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Mầm lúa mì rất giàu oligosacarit, phytosterol, benzoquinone và flavonoid - có vai trò trong việc tạo ra các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch. Avemar, chiết xuất mầm lúa mì lên men, có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh tim mạch và cải thiện các bất thường về chuyển hóa bao gồm tăng đường huyết, peroxy hóa lipid và tăng mỡ bụng.
Gạo lứt và các sản phẩm của nó đã được nghiên cứu như một loại thực phẩm chức năng dành cho bệnh nhân tiểu đường. So với gạo trắng, gạo lứt có tải lượng đường huyết và chỉ số đường huyết thấp hơn nhưng hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất, axit phytic, polyphenol, tocopherols, tocotrienols và các hợp chất hoạt tính sinh học khác lại cao hơn. Ăn nhiều gạo lứt có lợi trong việc kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng rối loạn lipid máu, giảm béo bụng và tăng cường chức năng gan ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Các nghiên cứu cho thấy rằng-orizanol có trong gạo lứt giúp ngăn cản các chất béo gây ra stress oxy hóa, cải thiện chức năng tế bào, tăng cường tiết insulin và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Tóm lại, việc thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt là một chiến lược hiệu quả và thiết thực giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Chúng không chỉ giúp cải thiện và kiểm soát đường huyết, ngoài ra còn giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường
Gạo lứt không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn giúp no lâu
Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp phong phú chất xơ (chất xơ hòa tan và không hòa tan), vitamin, và các khoáng chất khác nhau và đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh mãn tính. Thay đổi chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây và rau quả là một chiến lược quan trọng để quản lý bệnh tiểu đường loại 2 và phòng ngừa các biến chứng của nó.
Tiểu đường nên ăn nhiều rau và trái cây để giúp kiểm soát đường huyết, giảm nồng độ HbA1c và triglyceride, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa và các dấu hiệu viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường và giảm gánh nặng bệnh tiểu đường xơ vữa động mạch cảnh.
Các loại trái cây và rau quả khác nhau cung cấp các vi chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau. Vì vậy chúng ta nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau, đặc biệt là trái cây tốt cho người tiểu đường:
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống
Các loại đậu được coi là một phần quan trọng chế độ ăn uống lành mạnh và có nhiều bằng chứng cho thấy tiêu thụ thường xuyên các loại đậu có tác dụng giảm nguy cơ béo phì, duy trì cân nặng ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đậu lăng: Các nghiên cứu cho thấy protein hoạt tính sinh học của đậu lăng làm giảm nồng độ LDL-C (cholesterol xấu) trong huyết tương và hàm lượng chất béo trung tính trong gan.
Đậu nành: là một nguồn phong phú phytoesterogens (genistein, daidzein, glycitein) - là một thực phẩm chức năng quan trọng đối với bệnh tiểu đường. Tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm đậu nành có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu. Ngoài ra đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành cũng như các loại đậu khác đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc quản lý cân nặng, từ đó ngăn ngừa phát triển bệnh tiểu đường.