
Sữa ong chúa chứa nước, protein, đường, chất béo và vitamin và được dùng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng với liều lượng khuyến nghị. Và để có thể tận dụng tối đa những thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe mà sữa ong chúa mang đến thì một trong những điều quan trọng và cần thiết chính là bạn phải nắm được cách sử dụng sữa ong chúa đúng chuẩn. Vừa giúp tận dụng tối đa những tác dụng tuyệt vời của sữa ong chúa vừa tránh những tác động không mong muốn do sử dụng sữa ong chúa sai cách. Vậy sử dụng sữa ong chúa như thế nào cho đúng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!
Sữa ong chúa là một chất có màu trắng sữa do tuyến của ong mật tiết ra để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của ong chúa. Sữa ong chúa là nguồn thức ăn chính cho ong chúa trong suốt cuộc đời của nó. Sữa ong chúa rất quý và hiếm, vì nó chứa một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, axit amin, vitamin, khoáng chất và hơn thế nữa. Sữa ong chúa còn chứa một loại axit béo có tên là 10-HDA, một axit béo duy nhất chỉ có ở sữa ong chúa mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Việc thu thập, chế biến và phân phối sữa ong chúa diễn ra trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ. Sữa ong chúa được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng và chữa bệnh.
Kết cấu: Dạng chất lỏng, hơi sền sệt và mịn.
Màu sắc: Màu trắng ngà, trong hoặc ngả vàng giống như màu bơ.
Mùi vị: Vị lờ lợ, hơi chua, khi bỏ vào miệng sẽ tan ngay.
Đặc điểm của sữa ong chúa
Thành phần có trong sữa ong chúa có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người, trong đó phải kể đến những công dụng tuyệt vời như:
Sữa ong chúa thường được tìm thấy ở một trong ba dạng:
Liều dùng - đối với sức khỏe nói chung, uống 1/2 muỗng cà phê mỗi ngày với thức ăn.
Sữa ong chúa uống lúc nào thì tốt? Đối với sữa ong chúa tươi, bạn có thể bắt đầu với khoảng ¼ thìa cà phê mỗi ngày khi bụng đói. Theo thời gian, bạn có thể tăng lên ½ thìa cà phê hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu. Lưu ý không nên dùng quá 1 thìa cà phê sữa ong chúa mỗi ngày.
Sữa ong chúa có tính axit nên sữa ong chúa có vị chua, có mùi đặc trưng, không quá “dễ chịu” để sử dụng một mình. Để tăng thêm vị ngon, bạn có thể phết sữa ong chúa tươi lên bánh mì nướng, thêm vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc ăn sáng, trộn với mật ong hoặc thậm chí khuấy vào cà phê hoặc trà.
Ngoài ra, nếu sữa ong chúa tươi bạn uống không có vị đắng, thì rất có thể sữa ong chúa tươi mà bạn mua không phải sữa ong chúa thật hoặc không nguyên chất.
Liều dùng cho sức khỏe nói chung - uống 1/4 muỗng cà phê mỗi ngày với thức ăn.
Sữa ong chúa dạng bột không có vị nồng như sữa ong chúa tươi, nhưng vẫn sẽ không quá “dễ chịu” để có thể sử dụng một mình.
Bột sữa ong chúa có thể được pha trộn vào bất cứ thứ gì, nhưng có lẽ hoạt động tốt nhất trong sinh tố, nước trái cây, sữa lắc hoặc ngũ cốc
Cách sử dụng sữa ong chúa dạng viên được áp dụng với liều dùng - uống một viên nang 1000mg mỗi ngày với thức ăn cho sức khỏe nói chung.
Viên nang sữa ong chúa là dạng phổ biến nhất hiện nay. Về cơ bản, nó là bột khô được đóng gói và siêu tiện lợi. Bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào mà bạn muốn và không phải lo lắng về hương vị đậm đà của sữa ong chúa tươi. Thuận tiện mang theo bên người, khi đi chơi hay đi du lịch.
Công dụng viên uống sữa ong chúa mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Trong sữa ong chúa có chứa các axit amin, vitamin nhóm B, C, cùng các khoáng chất,... có thể hỗ trợ kiểm soát được lượng đường trong máu, giảm các nguy cơ liên quan tới tim mạch,...
Không chỉ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tác dụng viên nang sữa ong chúa còn mang tới nhiều lợi ích cho làn da. Trong đó, cách dùng sữa ong chúa làm đẹp da được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Lưu ý, khi sử dụng sữa ong chúa đắp mặt thì bạn không nên thoa sữa ong chúa qua đêm. Tốt hơn hết là thoa trên da khoảng 30 phút và rửa mặt lại với nước ấm, tránh gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.
Những cách sử dụng sữa ong chúa phổ biến nhất
Những đối tượng được khuyến khích nên sử dụng sữa ong chúa để hỗ trợ cải thiện và tăng cường sức khỏe:
Những đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng sữa ong chúa:
Đối với sữa ong chúa tươi bạn nên bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Để bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh thì bạn chỉ nên áp dụng với sữa ong chúa dạng bột hoặc viên nang. Đối với hai dạng này thì chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Hãy nhớ đọc nhãn và ngày hết hạn trên bao bì, vì thời hạn sử dụng, hiệu quả và phương pháp bảo quản có thể khác nhau tùy theo sản phẩm.
Sữa ong chúa có tính axit nên sữa ong chúa có vị chua, có mùi đặc trưng. hơi khó uống, nên kết hợp với các thực phẩm khác để làm giảm cảm giác khó chịu khi uống.
Mặc dù cần phải nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng trước khi thêm bất kỳ chất bổ sung nào từ tổ ong vào chế độ ăn uống của bạn (vì một số cá nhân có thể bị dị ứng cao), sữa ong chúa có thể được tiêu thụ thường xuyên nếu không có dị ứng nào được biết đến.
Tuy nhiên, uống sữa ong chúa như thế nào là tốt? Theo các chuyên gia, bạn cũng không nên dùng sữa ong chúa liên tục trong thời gian dài mà nên chia thành từng đợt bổ sung để có hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh tình trạng dư thừa dưỡng chất có thể xảy ra.
Cách uống sữa ong chúa đúng cách chính là chia thời gian uống sữa ong chúa thành 2 đợt / năm, mỗi đợt kéo dài 3 tháng. Sau mỗi đợt uống thì nghỉ khoảng 1 - 2 tháng để cơ thể có thể hấp thụ hết dưỡng chất bổ sung trước khi bước sang đợt bổ sung mới.
Bạn nên sử dụng sữa ong chúa trước khi ăn sáng khoảng 20 – 30 phút hoặc dùng trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Uống sữa ong chúa vào lúc nào thì tốt? Việc dùng sữa ong chúa vào buổi sáng giúp bổ sung các dưỡng chất, tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đồng thời, lúc này dạ dày đang còn trống rỗng nên hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng. Ngược lại, sử dụng sữa ong chúa vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, chống đói vào ban đêm.
Vì sữa ong chúa có thể ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết tố nữ, phụ nữ mang thai và những người bị ung thư liên quan đến hormone được khuyến cáo không sử dụng sữa ong chúa.
Nhiều người thường thắc mắc “Dùng sữa ong chúa bị nổi mụn không”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có không ít ý kiến cho rằng việc uống nhiều sữa ong chúa có thể làm tăng nguy cơ nóng trong, gây mụn. Tuy nhiên, thực tế sữa ong chúa không không những không gây nóng mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cơ thể cũng làn da, dưỡng da mịn màng, hết mụn.
Trong sữa ong chúa có chứa vitamin C, silicon và các axit giúp hỗ trợ kích thích sản sinh collagen, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ cho làn da trắng sáng, căng mịn. Do đó bạn có thể nhận thấy sự khác biệt trên da của mình sau 2 - 3 tuần sử dụng.
Sữa ong chúa nguyên chất dạng tươi được khuyến khích bảo quản trong chai lọ kín và để trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn không có tủ lạnh và chỉ bảo quản ở điều kiện bên ngoài thì sữa ong chúa có thể bị hỏng sáu 3 - 5 ngày.
Sữa ong chúa nguyên chất tốt cho da, tuy nhiên việc sử dụng hàng ngày là không nên, vì chúng có thể khiến da không hấp thụ dưỡng chất kịp, dễ gây bít tắc lỗ chân lông và làm da xuất hiện mụn. Do đó, thời gian tốt nhất để đắp mặt nạ sữa ong chúa là 3 lần/ tuần để có được làn da đẹp nhất.
Hiện nay, các sản phẩm sữa ong chúa được phân phối khá rộng rãi trên thị trường. Bạn có thể tìm mua sản phẩm sữa ong chúa tại các cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc các trang mua sắm online.
Dù mua ở đâu thì các bạn cũng cần lưu ý tình trạng sữa ong chúa giả, nhái đang khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Do đó, khi chọn mua sữa ong chúa, các bạn cần lưu ý mua tại các đơn vị cung cấp có uy tín, kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua và sử dụng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Tuyệt đối nói không với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được đảm bảo về chất lượng.
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc sử dụng sữa ong chúa giúp tận dụng tối đa tác dụng của sữa ong chúa đồng thời tránh những tác động không mong muốn do sử dụng sữa ong chúa sai cách.