Các loại trái cây đều chứa các loại đường chuyển hóa nhanh như fructose nên đều có tác động lên đường huyết. Nhưng trái cây là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày. Điều quan trọng là người đái tháo đường cần nhận diện ra loại trái cây nào có thể ăn bình thường, loại nào nên ăn hạn chế.
Lưu ý khi người bị đái tháo đường ăn trái cây
Không phải tất cả các loại trái cây đều nhiều đường như nhau. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chuối, xoài, thơm, sầu riêng, nhãn… ngọt hơn các loại trái khác như dâu tây, mâm xôi, phúc bồn tử, việt quất. Các loại trái cây ngọt này chứa nhiều đường nên sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn nhiều hơn loại còn lại. Do đó, nếu bạn thèm ăn các loại trái cây có vị ngọt, hãy ăn ít hơn thông thường, ăn sau bữa chính và chỉ ăn ít hơn 1 lần mỗi tuần… Nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo...
Bạn ăn trái cây tươi tốt hơn trái cây sấy khô, ăn trái cây nguyên miếng tốt hơn dùng dưới dạng nước ép hoặc sinh tố. Trong nước ép hoặc sinh tố, nhiều chất xơ bị loại bỏ nên lượng đường sẽ cao hơn, mau hấp thu vào máu hơn.
Một ngày ăn lượng trái cây bao nhiêu là vừa?
Một ngày bạn có thể ăn một phần trái cây tương đương 15g đường. Tùy mức độ ngọt của loại trái cây mà một phần có khối lượng khác nhau. Ví dụ, chuối ngọt hơn dâu tây nên một phần chuối sẽ ít hơn một phần dâu tây.
Nếu hôm nào lỡ ăn trái cây nhiều một chút thì bạn hãy bớt đi phần tinh bột từ cơm, bún, phở… trong các bữa ăn, sao cho tổng lượng chất bột đường nạp vào trong ngày cân bằng và phân bố đều các bữa ăn.
Một phần trái cây chứa 15g đường bao gồm: 2 quả mận, 2 quả kiwi, 6 quả vải, 7 quả dâu tây, 14 quả cherry nhỏ, 1 quả táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.
Sau đây là các loại trái cây ít đường nhất mà bạn có thể dùng chung trong các bữa ăn chính như là một món salad.