
Ngày 8/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ tháng 7/2021 đến 4/2022. Đây là kế hoạch tiêm chủng lớn nhất lịch sử trừ trước đến nay, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành.
Trong kế hoạch này, Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vắc xin COVID-19 trong năm 2021. Đầu năm 2022, Việt Nam phấn đấu có thể đạt miễn dịch cộng đồng, với trên 70% dân số được tiêm chủng vắc xin. Đồng thời, quá trình tiêm chủng phải được đảm bảo an toàn.
Chiến dịch sẽ được triển khai với 6 nguyên tắc, 16 nhóm đối tượng và 4 nhóm tỉnh, thành phố ưu tiên* trên phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó” như sau:
6 nguyên tắc
16 nhóm đối tượng ưu tiên: lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và trong thúc đẩy, phát triển kinh tế thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
4 nhóm tỉnh, thành phố ưu tiên
*Xem thông tin chi tiết tại quyết định số 3355/QĐ-BYT
Gần đây nhất, Việt Nam đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng 23 triệu liều vắc xin sởi – rubella cho trẻ em. Với chiến dịch vắc xin phòng COVID-19 lần này, Bộ Y tế đang nỗ lực đạt mục tiêu 150 triệu liều vắc xin – gấp 6,5 lần so với chiến dịch trước. Đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ về việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào chiến dịch tiêm chủng. Theo đó sẽ hình thành mạng lưới tiêm chủng trực tuyến, đăng ký tiêm chủng qua ứng dụng điện thoại và qua tin nhắn. Hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo cho người đăng ký thời gian và địa điểm tiêm. Khi đến tiêm, sẽ check mã QR code và điền thông tin vào trường ứng dụng để sàng lọc. Sau tiêm hệ thống sẽ nhắc 2 tiếng/lần để theo dõi phản ứng sau tiêm chặt chẽ. Mọi thông tin về quy trình tiêm chủng, số liều vắc xin đã sử dụng, số người được tiêm… sẽ được công khai với toàn dân trên bản đồ tiêm chủng.