Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị trào ngược dạ dày. Vậy đâu là các dấu hiệu trào ngược dạ dày mà người bệnh có thể tự nhận biết? Khi mắc trào ngược dạ dày người bệnh nên làm gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng tràn dịch tại dạ dày lên vùng thực quản, họng gây ra các cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dịch dạ dày thường bao gồm men tiêu hóa, thức ăn, acid HCl, Pepsin,...
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra với bất cứ ai
Ngày nay, người mắc trào ngược dạ dày có tỷ lên tăng nhanh và gặp nhiều nhất ở các nhóm đối tượng sau:
Người có xu hướng bị thừa cân, béo phì.
Người liên tục sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Người uống nhiều rượu, bia.
Phụ nữ mang thai.
Người có tiền sử bị các bệnh lý như xung huyết dạ dày, thoát vị hoành, viêm dạ dày,...
Người thường xuyên thức đêm, căng thẳng và stress kéo dài.
Các dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến nhất mà người bệnh sẽ gặp phải gồm có:
Một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày đặc trưng nhất mà phần lớn người bệnh gặp phải chính là tình trạng ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng kéo dài. Thông thường, các cơn ợ chua thường gặp phải vào sáng sớm khi đánh răng. Ợ nóng là các cảm giác nóng rát lan theo hướng từ ngực dưới lên đến cổ. Các triệu chứng ợ có xu hướng tăng thêm khi bạn ăn no hoặc uống quá nhiều nước.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày
Nếu liên tục gặp phải các cơn đau tức, cơ thắt kéo dài tai vùng thượng vị thì đây có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn nên chú ý. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng acid trào ngược lên thực quản khiến các đầu mút thần kinh tại bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích. Từ đó, các cơn đau tức ở vùng thực vị sẽ xuất hiện, thậm chí cơn đau có thể lan rộng ra lưng hoặc hai cánh tay.
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng khó nuốt, vướng cổ hoặc đau khi nuốt. Nguyên nhân là do thực quản chịu các tổn thương, gây phù nề khi phải tiếp xúc liên tục với axit dạ dày.
Một dấu hiệu trào ngược dạ dày khác mà người bệnh dễ gặp phải là buồn nôn, đặc biệt là khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
Người bệnh dễ buồn nôn hơn khi ăn no
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ có dấu hiệu là có các cảm giác đắng miệng hoặc miệng hôi bất thường. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của thức ăn đang tiêu hóa dở trào ngược lên cùng acid khiến người bệnh cảm thấy đắng. Đồng thời, trong dạ dày cũng là nơi cu trú của nhiều vi khuẩn, dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Khi dịch dạ dày có chứa acid trào ngược lên sẽ khiến dây thanh quản bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này gây ra dấu hiệu trào ngược dạ dày là ho và khàn giọng. Khi bệnh ở tình trạng nặng, người bệnh trở nên khó nói và khàn giọng hơn do dây thanh quản bị phù nề nghiêm trọng.
Nếu bạn đột nhiên nhận thấy tình trạng tiết nước bọt trở nên nhiều hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày cần được chú ý. Theo các chuyên gia, đây là phản xạ cơ bản của cơ thể khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và để trung hòa điều này, cơ thể sẽ điều tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
Người bệnh rất dễ dàng mắc hoặc có sự tái phát trở lại với các bệnh liên quan đến tai - mũi - họng.
Trẻ nhỏ và mẹ bầu thì chậm tăng cân gây ra tình trạng thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng.
Trẻ có tình trạng ói mửa, trớ sữa sau ăn.
Sử dụng thuốc Tây trong một thời gian dài dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng tới dạ dày, đặc biệt là các thuốc: giảm đau, chống viêm non-steroid,....
Người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến dạ dày trước đó như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày,...
Sử dụng tần suất thường xuyên với các loại rượu bia hay các chất kích thích, chất gây nghiện.
Người có thói quen ăn uống và chế độ ăn uống không khoa học.
Người có tình trạng stress, căng thẳng trong thời gian dài, bị tăng cân, thừa cân.
Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây trào ngược dạ dày
Các biến chứng có thể xảy ra:
Các bệnh lý liên quan đến hô hấp do trào ngược dịch acid như viêm thanh quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm họng,... với nguyên nhân chính gây ra các tổn thương.
Barrett thực quản - thực chất là một dạng tiền ung thư khi lớp niêm mạc thực quản thay đổi.
Hẹp thực quản xảy ra do lớp niêm mạc liên tục bị tổn thương và phù nề lên. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng khó nuốt, đau khi nuốt, thậm chí là chảy máu, tức ngực.
Ung thư thực quản. Bệnh lý gây ra tình trạng chảy máu thực quản, khiến người bệnh đau đớn, khó ăn và sụt cân nặng,.... Ung thư thực quản xảy ra phổ biến với người trên 50 tuổi.