Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.
Các tinh thể urat dư thừa có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gout cấp.
Purine là chất tự nhiên tồn tại ở trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purine khác nhau, đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… có chứa hàm lượng chất này cao. Khi tiêu hóa purine, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất gọi là acid uric và nếu tiêu thụ có nhiều thực phẩm chứa purine đồng nghĩa với việc sản sinh acid uric dư thừa.
Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.
Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.
Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:
Tham khảo: Triệu chứng gút ở tay.
Chẩn đoán bệnh gout thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như viêm khớp ngón chân cái và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn.
Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện một số xét nghiệm gout cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu để đo nồng độ uric là phương án hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút, nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu có thể gợi ý rằng bạn bị bệnh gút, nhưng điều này sẽ cần được xem xét cùng với các triệu chứng của bạn. Nhiều người có thể có lượng uric cao, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác của tình trạng này.
Xem thêm: Xét nghiệm acid uric là gì?
Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các tổn thương xương và khớp do mắc bệnh trong thời gian dài.
Đây là phương pháp hiệu quả để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim đưa vào một trong các khớp của bạn. Chất lỏng sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Nếu bạn có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số đó.
Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh để bệnh tăng nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Gout là bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, vì vậy đối tượng nào dễ bị mắc bệnh là điều mà không ít người quan tâm. Tuy nhiên với mức độ phổ biến và trẻ hóa như hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
Bệnh gút đc phân theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể:
Một người có thể bị tăng nồng độ acid uric mà không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần điều trị, mặc dù các tinh thể urat có thể lắng đọng trong mô và gây ra tổn thương nhẹ. Nếu kết quả xét nghiệm máu có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện của bệnh trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.
Các tinh thể urat lắng đọng có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn khi cọ xát vào lớp niêm mạc mềm của khớp, được gọi là bao hoạt dịch, gây sưng đau và viêm rất nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gút cấp. Các đợt cấp này có thể được “kích hoạt” sau khi người bệnh gặp căng thẳng, vừa trải qua một bữa tiệc rượu, sau bữa ăn thịnh soạn hay sử dụng ma túy, nhiễm lạnh… cũng có thể khiến bệnh bùng phát.
Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp, khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể vài tháng, hoặc vài năm, điều này tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân. Theo thống kê, có khoảng 62% trường hợp bị tái phát trong năm đầu tiên, 16% trong 1-2 năm, 11% trong 2-5 năm, và 7% không tái phát trong 10 năm trở lên. Thời gian này, các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng và tích tụ trong các mô cơ thể.
Đây là bệnh gây nhiều phiền toái và suy nhược cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí ở trong các mô cơ, trong thận gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp và thận, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính.
Một tình trạng dễ bị nhầm lẫn với bệnh gút là bệnh giả gút hay còn gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh này rất giống với dấu hiệu của bệnh gút, mặc dù các đợt bùng phát thường ít nghiêm trọng hơn.
Sự khác biệt chủ yếu giữa bệnh gút và bệnh giả gút là các khớp bị kích thích bởi các tinh thể canxi pyrophosphat hơn là các tinh thể urat. Bệnh nhân cũng có yêu cầu điều trị khác với bệnh gout.
Tùy vào mức độ bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp vài tháng một lần.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm:
Nếu thăm khám sớm và được điều trị đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hầu hết các tổn thương và biến chứng do bệnh gây ra có thể được ngăn chặn.
Những người bị bệnh gút có thể kiểm soát các đợt bùng phát bằng cách thăm khám và duy trì dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh: