Bẻ khớp ngón tay là thói quen của nhiều người vì hành động này đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lợi ích, tác hại của việc bẻ khớp ngón tay cũng như một số lưu ý quan trọng khi thực hiện hành động này.
Bẻ khớp ngón tay là một hành vi phổ biến được nhiều người yêu thích để tạo ra tiếng kêu “rắc rắc” hoặc “khục khục” như một cách để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, nguyên nhân của âm thanh này vẫn chưa có kết luận chính xác.
Một trong những giả thuyết nhận được nhiều sự đồng thuận là tiếng kêu này liên quan đến lỗ trống giữa hai khớp xương. Khi bẻ khớp, những bong bóng khí trong dịch khớp bị xẹp xuống và vỡ, từ đó phát ra âm thanh.
Nguồn gốc của hầu hết các tiếng động ở khớp, chẳng hạn như tiếng lộp bộp hoặc tiếng kêu “rắc rắc” ở đầu gối khi ngồi xổm đều không rõ ràng. Điều này có thể đến từ việc xương bánh chè cọ xát vào xương bên dưới hoặc gân. Tuy nhiên, trong trường hợp không bị đau, sưng hoặc các triệu chứng khớp khác, những âm thanh này có lẽ không có gì đáng lo ngại.
Nhiều người có thói quen bẻ ngón tay và cho rằng điều này mang lại lợi ích, nhưng thực tế bẻ ngón tay có cả mặt lợi và hại, nhưng tình trạng này không có mối tương quan giữa việc bẻ khớp và viêm khớp đốt ngón tay.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 1990 cho thấy, những người có thói quen bẻ ngón tay sức nắm sẽ yếu hơn hơn so với người không có thói quen này. Đồng thời những người này sẽ bị sưng khớp nhiều hơn.
Tăng tính linh động: Hành động bẻ khớp tác động trực tiếp vào các bó gân gần khớp, giúp tăng khả năng linh động của các khớp ngón tay.
Ngoài ra, các cơ bắp xung quanh khớp cũng được thư giãn.
Áp lực lên cấu trúc khớp: Bẻ khớp sai cách có thể gây áp lực lên gân, dây chằng hoặc sụn xung quanh khớp. Nếu bạn đẩy và kéo khớp mà không cẩn thận, có thể làm tổn thương những cấu trúc này.
Bẻ khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa và viêm mặt sụn khớp do sự gia tăng áp lực và cọ xát lên bề mặt khớp.
Hành động bẻ khớp làm hao mòn tế bào sụn, gai xương mọc ra gây ra tình trạng đau nhức và viêm sưng ngón tay.
Bẻ khớp ngón tay làm hao mòn tế bào sụn, gây ra tình trạng đau nhức và viêm sưng ngón tay.
Bẻ ngón tay không phải là một hành động nguy hiểm nếu thực hiện đúng cách và được hạn chế. Tuy nhiên, lạm dụng hành động này có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe.
Do đó, mọi người hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện và tuân thủ các lưu ý để bảo vệ khớp ngón tay của bản thân. Dù có lợi ích nhất định, hành động bẻ ngón tay không nên duy trì.
Hạn chế bẻ ngón tay: Không nên làm thường xuyên, chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết.
Cử động khớp nhẹ nhàng: Chỉ cử động khớp đến một góc độ tối đa để tăng lưu lượng máu đến mô và tránh tình trạng dính khớp.
Không cố gắng bẻ khớp khi nghe tiếng “rắc rắc”, việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình dạng ngón tay.
Để từ bỏ thói quen bẻ khớp ngón tay có thể mất thời gian và cần sự kiên trì. Nếu gặp khó khăn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia.
Dưới đây là một số cách có thể áp dụng để ngưng bẻ ngón tay:
Thay vì tập trung vào hành vi bẻ khớp, hãy tìm một hoạt động khác cho tay như bóp, nặn hoặc xoay với quả bóng khi cảm thấy muốn bẻ ngón tay, giúp giảm căng thẳng.
Có nhiều loại đồ chơi, dụng cụ có thiết kế và chất liệu thích hợp cho việc
cải thiện độ linh hoạt của các khớp ngón tay.
Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người thân bằng cách yêu cầu họ nhắc nhở mỗi khi bạn chuẩn bị bẻ khớp ngón tay. Điều này giúp tăng cường nhận thức và nhắc nhở bạn về thói quen không tốt này.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ngưng bẻ ngón tay, tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia. Họ có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ chính xác để giúp bạn vượt qua thách thức này.
Bẻ khớp ngón tay vốn dĩ vô hại, nhưng nếu biến thành thói quen và bẻ quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về xương khớp. Vì vậy, từ bây giờ, hãy từ bỏ thói quen này để giữ cho hệ xương khớp của bạn khỏe mạnh nhất.