Tài khoản

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay.

Hoặc đăng nhập bằng

Bầu 3 Tháng Đầu, Giữa Và Cuối Nên Ăn Gì Để Vào Con?

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ và bé luôn là điều trọng và cần thiết trong suốt thai kỳ, đây cũng là điều mà các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyến cáo mẹ bầu cần thực hiện. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là làm thế nào mà dinh dưỡng mẹ bầu bổ sung có thể cung cấp đủ cho bé, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé trong thời gian mang thai mà không gây tăng cân quá mức cho mẹ? Đây chắc hẳn là điều được không ít mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Vậy hãy cùng mình dành chút thời tìm hiểu chế độ ăn vào con không vào mẹ dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé! 

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? 3 tháng đầu được đánh giá là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Hệ thống thần kinh của trẻ sẽ bắt đầu phát triển vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Và đến tuần thứ 6, não và tủy sống của thai nhi sẽ hình thành. Song song với đó là sự phát triển của tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Sang đến tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể của thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,... đều hoàn thiện. Để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi trong giai đoạn quan trọng này, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Đặc biệt là những vi chất cần thiết như acid folic, sắt, canxi, vitamin D,...Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? 

Thực phẩm giàu acid folic 

Hình ảnh bài viết

Mục đích bổ sung: giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Thiếu acid folic cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu ở cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ. 

Đặc biệt nếu thiếu quá nhiều acid folic trong thai kỳ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao, sinh non và dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Nhu cầu: 400 - 600mg / ngày. Nguồn bổ sung: rau màu xanh thẫm: cải xanh, rau muống,...; ngũ cốc, thịt gia cầm,... 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung acid folic để đáp ứng nhu cầu của cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. Thực phẩm giàu acid folic cho bà bầu Thực phẩm giàu protein Mục đích bổ sung: đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai, giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhu cầu: 85 - 90g / ngày. Nguồn bổ sung: trứng, cá, đậu, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,...

Thực phẩm giàu sắt 

Hình ảnh bài viết

Mục đích bổ sung: phòng ngừa thiếu máu, đảm bảo lượng máu nuôi cơ thể cả mẹ và bé, duy trì trạng thái sức khỏe tốt cho mẹ và hỗ trợ quá trình phát triển tối ưu của bé. Nhu cầu: 36 - 40mg / ngày Nguồn bổ sung: thịt đỏ, tim cật, rau xanh, các loại hạt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung sắt theo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thực phẩm giàu vitamin A 

Mục đích bổ sung: hỗ trợ sự phát triển về hình thái, chức năng và sự nguyên vẹn của mắt. Ngoài ra, vitamin A còn có tác dụng toàn thân, đặc biệt đối với một số cơ quan chuyên biệt và sự phát triển xương của thai nhi không chỉ trong 3 tháng đầu thai kỳ mà còn xuyên suốt thời gian mang thai. Nhu cầu: 600mcg / ngày Nguồn bổ sung: thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, củ quả màu vàng, đỏ, rau màu xanh thẫm

Thực phẩm giàu canxi và vitamin D 

Mục đích bổ sung: Canxi và vitamin D là 2 thành phần dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ cũng như sau sinh. Nhu cầu: 800mg canxi / ngày, 20 mcg vitamin D / ngày. Nguồn bổ sung: trứng, tôm, cá, cua, đậu đỗ, rau xanh. Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thụ vitamin D đáp ứng nhu cầu của cơ thể

Thực phẩm giàu vitamin C 

Hình ảnh bài viết

Mục đích bổ sung: ngăn ngừa triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật cho mẹ trong thời gian mang thai đồng thời giúp tăng cường sức khỏe hệ xương của bé. Nhu cầu: 85mg / ngày. Nguồn bổ sung: trái cây họ cam, chanh quýt và một số loại trái cây khác như táo, hồng, mơ, đào, dâu tây,...; rau củ: cà chua, củ cải đường, khoai tây, tiêu,... ; thịt và cá cũng chứa hàm lượng vitamin C đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng cần bổ sung các nguyên tố vi lượng như magie, selen, kẽm, i ốt, vitamin nhóm B, DHA/EPA,.. những dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển toàn diện của bé ngay trong những tháng đầu của thai kỳ

Thực phẩm giàu magie 

Mục đích bổ sung: khoáng chất phối hợp cùng canxi để cấu thành hệ xương của thai nhi đồng thời cũng là dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, thực hiện chức năng của các cơ và hỗ trợ cơ thể giải phóng tinh bột. Nhu cầu: 350mg / ngày. Nguồn bổ sung: hạnh nhân, ngũ cốc, sữa đậu nành, lúa mì thái nhỏ, đậu phộng, bơ đậu phộng, đậu đen, đậu nành, bánh mì lúa mì nguyên chất, khoai tây, bông cải xanh, táo, chuối, thịt bò,...

Thực phẩm giàu selen 

Mục đích bổ sung: tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa tổn thương tế bào, bảo vệ thai nhi khỏi các độc tố trong cơ thể mẹ. Tình trạng thiếu hụt selen có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở mẹ và tác động tiêu cực đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Nhu cầu: 60mcg / ngày. Nguồn bổ sung: cá, thịt, thịt gà, trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt có nguồn gốc từ Brazil.

Thực phẩm giàu i ốt 

Mục đích bổ sung: một thành phần của hormone thyroxine (một loại hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể), cần thiết cho chức năng hoạt động của tuyến giáp, góp phần điều tiết tỷ lệ trao đổi các chất cơ bản trong cơ thể mẹ và góp phần vào sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Nhu cầu: 220 mcg / ngày. Nguồn bổ sung: hầu hết mọi người đều bổ sung i ốt thông qua muối i ốt. Tuy nhiên, hải sản và một số sản phẩm từ sữa cũng là nguồn bổ sung hiệu quả loại khoáng chất này

Thực phẩm giàu kẽm 

Hình ảnh bài viết

Mục đích bổ sung: giúp thai nhi phát triển, cần thiết cho quá trình phân chia tế bào cũng như sự tăng trưởng của tóc, da và xương. Ngoài ra, kem còn góp phần tăng cường phát triển nhận thức của trẻ về hương vị, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Tình trạng thiếu hụt kẽm trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh. Nhu cầu: 11 mg / ngày. Nguồn bổ sung: gà tây, thịt bò, hàu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, bột yến mạch, ngô, sữa chua.

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B 

Mục đích bổ sung: Nhóm vitamin B bao gồm vitamin B1, vitamin B2, Niacin, pyridoxine, Biotin và vitamin B12. Giúp tạo ra các enzym nhằm tăng khả năng chuyển hóa chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi. Nguồn bổ sung: cá hồi, rau lá xanh, gan và các loại thịt nội tạng, trứng, sữa, thịt bò, hàu, trai hến, cây họ đậu, sữa chua, thịt gà,...

Thực phẩm giàu DHA/EPA 

Mục đích bổ sung: hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và thị lực của thai nhi. Ngoài hỗ trợ trẻ có một nền tảng phát triển trí não tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ, việc bổ sung đầy đủ DHA/EPA còn góp phần giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non. Nhu cầu: 100 - 200 mg / ngày. Nguồn bổ sung: cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,...), lòng đỏ trứng, ngũ cốc (hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc,...),...

Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con? Trong giai đoạn 3 tháng giữa tháng kỳ, các dưỡng chất cần bổ sung cho mẹ không có sự thay đổi quá lớn so với giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có một số thay đổi về hàm lượng dưỡng chất cần bổ sung mà mẹ bầu cần chú ý. Cụ thể: Thực phẩm giàu canxi Nhu cầu bổ sung: 1.000 - 1.200 mg/ngày Thực phẩm giàu acid folic Nhu cầu bổ sung: 600 mcg/ngày. Thực phẩm giàu vitamin A Nhu cầu bổ sung: 800 mcg / ngày. Thực phẩm giàu kẽm Nhu cầu bổ sung: 20 mg / ngày. Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì vào con? 3 tháng cuối cũng là giai đoạn đặc biệt quan trọng, mẹ bầu cần đầy đủ dinh dưỡng chuẩn bị một nền tảng tối ưu cho những bước phát triển cuối cùng của bé trước khi chào đời đồng thời giúp mẹ có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn sắp tới”. Một số thay đổi dinh dưỡng trong giai đoạn này bao gồm: Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường. Protein: tăng 18g/ngày. Chất béo: chiếm 20 - 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.

Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6 mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), acid folic (600mcg/ngày) Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày). Bầu nên tránh ăn gì? Ngoài những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến những thực phẩm cần tránh để đảm bảo an toàn cho cả và mẹ và bé. Cụ thể trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm sau: dứa, nha đam, đu đủ, chùm ngây, hạt mè (vừng), gan động vật, cua, chế phẩm từ sữa, thực phẩm sống, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao (cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu,...). Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và các chất chứa cồn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Chế độ ăn vào con không vào mẹ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất là điều quan trọng và cần thiết trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cũng lo lắng nguy cơ tăng cân quá nhiều trong giai đoạn mang thai hay việc bổ sung dưỡng chất vào mẹ mà không vào con. Dẫn đến tình trạng mẹ tăng cân mà thai nhi vẫn thiếu cân hay cả mẹ và bé đều tăng cân. Để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con và ngăn ngừa nguy cơ tăng cân quá mức cho mẹ. Khi xây dựng chế độ ăn uống trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau: Ăn các bữa ăn cân bằng và thường xuyên nạp năng lượng Mẹ bầu cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) và thêm 450 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ). Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), mẹ bầu không cần thêm calo. (Trường hợp mẹ bầu thiếu cân hoặc thừa cân, những con số này sẽ khác nhau dựa trên mục tiêu tăng cân / giảm cân theo chỉ dẫn của bác sĩ.) Tập trung vào các bữa ăn nhỏ, thường xuyên có nhiều protein, chất béo bổ dưỡng và carbohydrate phức tạp. Sau đó, chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn. Ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh sau mỗi ba giờ sẽ giúp bạn tránh ăn quá nhiều trong bữa ăn chính. Điều này không chỉ cung cấp dinh dưỡng tốt cho thai nhi mà lượng đường trong máu của mẹ bầu cũng sẽ ở mức ổn định suốt cả ngày. Mẹ bầu cũng sẽ ít có khả năng cảm thấy đói vào bữa tối. Trái cây có nhiều chất xơ và hàm lượng nước cao, như bưởi, cam, táo, quả mọng, lê và mận cũng có thể giúp mẹ bầu no lâu và ngăn ngừa táo bón. Chọn nhiều loại trái cây và màu sắc khác nhau trong ngày. Bao gồm nhiều quả mọng có sắc tố đậm, cung cấp lượng đường huyết thấp hơn, là nguồn chất xơ tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật.

Hình ảnh bài viết

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể 

Điều quan trọng là tránh mất nước khi mang thai và uống đủ nước có lợi ích bổ sung là giúp mẹ bầu cảm thấy hài lòng giữa các bữa chính và bữa phụ, giảm cảm giác thèm ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên uống 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Một số chuyên gia dinh dưỡng đề nghị bổ sung nhiều hơn cho mỗi giờ hoạt động nhẹ. Các chuyên gia khác đề nghị theo dõi màu nước tiểu: Nếu nó có màu vàng sẫm hoặc đục, cơ thể bạn cần bổ sung thêm nước. Khi bạn bổ sung đầy đủ đủ nước cho cơ thể, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong. Uống nước cũng giúp giảm táo bón, một trong tình trạng thường gặp trong thời gian mang thai. Khi bạn mang thai, hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, điều này đảm bảo rằng bạn sẽ chắt lọc từng chút dinh dưỡng có thể từ thức ăn của mình. Bổ sung đầy đủ nước hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn đồng thời cũng góp phần ngăn ngừa chứng đầy hơi khó chịu. 

Chọn carbs phức tạp 

Carbohydrate có thể là người bạn tốt nhất của phụ nữ mang thai, đặc biệt nếu mẹ bầu đang chống chọi với chứng buồn nôn và nôn do ốm nghén. Nhưng carbs đơn giản như bánh mì trắng, gạo, bánh nướng, ngũ cốc ăn sáng và mì ống làm tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu mà không cung cấp cho mẹ bầu dinh dưỡng có từ ngũ cốc nguyên hạt. Tốt hơn nên tiếp cận với các loại carbohydrate phức hợp, chẳng hạn như đậu, trái cây và rau, gạo lứt, hạt quinoa, bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Không chỉ cung cấp cho mẹ bầu và thai nhi nhiều chất dinh dưỡng hơn mà còn giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu hơn. 

Cho con bú nếu bạn có thể 

Mặc dù mẹo này không thể giúp mẹ bầu giữ cân nặng lý tưởng khi mang thai. Nhưng việc cho con bú có thể giúp mẹ bầu đạt được mục tiêu giảm cân lành mạnh sau này.

Cơ thể sẽ đốt cháy thêm 500 đến 700 calo mỗi ngày để tạo sữa. Và những bà mẹ cho con bú có xu hướng giảm cân nhiều hơn những bà mẹ không cho con bú. Thực đơn ăn vào con không vào mẹ Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn không biết xây dựng thực đơn ăn uống vào mẹ không vào con thì có thể tham khảo thực đơn mẫu dưới đây nhé:

Hình ảnh bài viết

Trên đây là một số thông tin về chế độ ăn vào con không vào mẹ mà mình tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài viết, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi, 3 tháng đầu, giữa và cuối nên ăn gì để vào con đồng thời năm được cách ăn uống vào con không vào mẹ, giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé mà không gây tăng cân quá nhiều cho mẹ. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khỏe con thông minh

0
Về đầu trang
green check marked
Đã thêm vào giỏ!
123
Subtotal (6 items)
₫1,729,168
Includes all discounts
Loading