Nếu muốn giảm cân, thì trước khi thay đổi bất cứ thói quen nào trong cuộc sống của bạn bao gồm cả ăn uống và luyện tập thì hãy chú ý những nguy hại nếu ăn kiêng không đúng cách gây ra. Sau đó hãy thiết lập một chế độ ăn lành mạnh hơn.
Nếu bạn đang cắt giảm lượng thức ăn của mình mỗi ngày, có khả năng là bạn sẽ cảm thấy đói thường xuyên, cơ thể không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày dẫn tới quá trình trao đổi chất bị chậm lại.
iến sĩ Lisa Young, tác giả của cuốn Last Full, Last Slim nói rằng: "Việc ăn không đủ no thậm chí còn khiến quá trình giảm cân của bạn gặp khó khăn hơn. Khi thì bạn cắt giảm quá mức, khi thì lại ăn bù rất nhiều!".
"Chế độ ăn ít calo bao gồm các thực phẩm không có chất béo, giúp bạn no lâu nhưng sau đó bạn sẽ nhanh chóng ăn nhiều hơn" - Tiến sĩ Rachel Paul khi phỏng vấn với tờ College Nutriologist cho biết.
Ông nói thêm, khi giảm cân, điều quan trọng là lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ nhưng vẫn phải đảm bảo trong chế độ ăn có protein, chất béo và carbs nhưng không chứa các tinh bột xấu.
Chế độ ăn kiêng khiến bạn tin rằng, có thực phẩm tốt và thực phẩm xấu, kể từ đó liên kết cảm xúc cá nhân của bạn vào khi ăn các thực phẩm này. Bạn cho rằng, khi bạn ăn các thực phẩm lành mạnh thì bạn đang "trở nên tốt" hơn và ngược lại.
Thói quen này gây ra một loạt các vấn đề liên quan tới sức khỏ thể chất và tinh thần của bạn. Cheryl Mussatto, nhà nghiên cứu đến từ Eat Well to Be Well cho biết: "Điều này chỉ tạo ra nhiều mối lo ngại như việc bạn đang phải thực hiện một hình phạt nào đó và dẫn tới những ám ảnh không tốt về thức ăn".
Bà cũng nhấn mạnh rằng, "Kiểu suy nghĩ này không giúp một người học được thói quen ăn uống lành mạnh. Khi một người hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ và không phản ứng với những cơn đói của cơ thể có thể dẫn tới những biến chứng sức khỏe như táo bón, hay thậm chí là mất nước nếu như họ cũng đang hạn chế việc tiêu thụ các chất lỏng".
Việc xem tập thể dục như một hình phạt để có thể thưởng thức một bữa ăn ngon có thể gây ra các tác động tiêu cực tới mối quan hệ giữa não bộ và sự vận động. Hay nói cách khác, việc người đang giảm cân "thả phanh" với một bữa ăn thoải mái rồi sau đó lao vào tập thể dục và đốt cháy calo là một thói quen không lấy gì làm lành mạnh.
Paul nói: "Tập thể dục là một hình thức rèn luyện sức khỏe tốt. Tuy nhiên nếu bạn nhất mực cho rằng tập tất cả các bài tập thể lực nặng chỉ để giảm cân thì điều này không đúng. Hãy chọn một bài tập mà bạn yêu thích như đi bộ, yoga,... - đều có ích cho việc giảm cân mà bạn lại hay bỏ qua".
"Chế độ ăn ketogenic là một phương pháp có hại cho việc giảm cân, nhất là khi nhìn từ góc độ sâu xa bên trong cơ thể" - Trista Best, nhà nghiên cứu đến từ Balance One cho biết. "Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng carbohydrate trong một thời gian dài sẽ dẫn tới nhiễm toan ceton. Tình trạng này có thể khiến cơ thể dễ bị phát ban và thậm chí là suy tạng".
Táo bón cũng là một tác dụng phụ phổ biến của chế độ ăn Keto, thường là do lượng chất xơ không đủ ảnh hưởng tới nhu động ruột và quá trình tiêu hóa của bạn.
Rebecca Washuta, một chuyên gia dinh dưỡng của Noom cho biết: "Nếu như bỗng nhiên bạn cảm thấy mình cần một bữa ăn gian thì có thể là chế độ ăn của bạn đang bị rơi vào tình trạng cực kì hạn chế. Và những cách giảm cân như vậy thường không bền vững, và bạn sẽ nhanh chóng quay trở về mốc cân nặng cũ - và thậm chí là hơn".
Điều này lại quay trở lại vấn đề chúng ta bị "ám ảnh" với các loại thực phẩm có nhãn "xấu" hay "tốt". Khi một thực phẩm bị gắn nhãn "xấu" và chúng ta cắt giảm tối đa việc ăn nó lại khiến dễ bị "thèm thuồng" và cần một "bữa ăn gian" hơn.
Tuy nhiên thì bà Washuta cũng nhấn mạnh rằng, hãy bỏ qua việc gắn nhãn cho sản phẩm, điều quan trọng là bạn phải học được cách đặt giới hạn cho việc tiêu thụ các loại thực phẩm và tôn trọng cảm giác thèm ăn của bản thân để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng mà vẫn hoàn thành được mục tiêu đặt ra.
Có những người giảm cân bằng cách loại bỏ hầu hết các loại thực phẩm như ngũ cốc, sữa, trái cây,... dẫn tới sự thiếu hụt dinh dưỡng và khiến cơ thể không được cung cấp nguồn năng lượng đủ để hoạt động hàng ngày.
Chẳng hạn như không ăn ngũ cốc có thể khiến cơ thể bị thiếu sắt và vitamin B hay thiếu acid folic có thể gây thiếu máu và thiếu chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
Trong khoa học gọi đây là hiệu ứng yoyo. Là khi mà bạn ăn kiêng rồi đạt được hiệu quả giảm cân sau đó bạn quay về chế độ ăn uống bình thường và lại tăng cân rồi bạn lại tiếp tục ăn kiêng để giảm cân,...
Điều này gây ra vấn đề với khả năng "đọc vị nhu cầu dinh dưỡng" của cơ thể. Thậm chí là mất hoàn toàn các tín hiệu no - đói bên trong cơ thể và quên đi chế độ dinh dưỡng lành mạnh thay bằng chế độ ăn uống kém cân bằng. Chu kì giảm cân - tăng cân này gây ra nhiều biến động khó khăn cho cả tinh thần và thể chất - từ đó dẫn tới tỷ lệ mỡ cơ thể ngày một cao hơn.
Nhìn chung, việc ăn kiêng cần phải cân bằng được cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu không muốn quá trình giảm cân thất bại hay có những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác thì bạn cần lên một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện phù hợp.