Tài khoản

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay.

Hoặc đăng nhập bằng

Ai không nên tiêm vắc xin Covid-19

Để đảm bảo hiệu quả tối đa của vắc xin, mỗi người cần phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin. Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng phải đạt 70% – 85% để có miễn dịch cộng đồng phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Vắc xin COVID-19 khi nào có hiệu quả?

Vắc xin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh COVID-19 mà không cần nhiễm bệnh. Thường phải mất 2 tuần sau khi tiêm ngừa để tạo dựng hàng rào bảo vệ (miễn dịch) chống lại virus gây bệnh COVID-19. Do vậy vẫn có thể mắc COVID-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng vì vắc xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ. Một người đã được tiêm chủng đầy đủ và đạt được hiệu quả bảo vệ bởi vắc xin COVID-19 tốt nhất là sau 2 tuần kể từ tiêm mũi thứ hai.

Những đối tượng được khuyến cáo không tiêm vắc xin COVID-19 

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm. Theo hướng dẫn, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

1. Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

2. Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

3. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

4. Người trên 65 tuổi.

5. Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

6. Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

  • Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
  • Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.
  • Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Hình ảnh bài viết

 

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

1. Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

2. Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…

3. Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

4. Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

5. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Chống chỉ định tiêm chủng

1. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

2. Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Kết

Tiêm chủng vắc xin COVID-19 không chỉ bảo vệ sức khỏe riêng mỗi người người tiêm mà còn giúp giảm gánh nặng của hệ thống chăm sóc y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải, đồng thời giúp cuộc sống của mọi người sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế. Khám sàng lọc trước tiêm chủng là điều cần thiết nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, góp phần đảm bảo an toàn tiêm chủng.

0
Về đầu trang
green check marked
Đã thêm vào giỏ!
123
Subtotal (6 items)
₫1,729,168
Includes all discounts
Loading